Chế ngự “tâm” để mở khóa thành công
Từ xưa đến nay, đức tính khiêm nhường luôn được mọi người coi trọng, dù là các bậc thánh nhân hay người phàm phu như chúng ta, chúng ta cũng đều quý mến những người có tính khiêm nhường, không khoe khoang, không tự cho mình là đúng. Một người có thể từ bỏ được thái độ ngạo mạn, từ bỏ được dục vong, từ bỏ ý định lấn át người khác thì mới làm được việc lớn, mới là thiện – chân – chính.
Khiêm nhường chưa bao giờ là thừa…
Bạn không nên chỉ vì một chút thành công của bản thân hay một lời khen từ người khác mà làm ảnh hưởng tới những người xung quanh và tới chính bản thân mình. Các bạn cứ quan sát thử một loài hoa, khi chúng nở vào ban đêm, chúng rất đẹp nhưng cũng rất lặng lẽ, chúng không “ồn ào” để đánh thức chúng ta dậy để ngắm vẻ đẹp của chúng, rồi khi chúng khép cánh lại, chúng cũng rất nhẹ nhàng. Bởi thế mà người ta vẫn luôn ca ngợi vẻ đẹp của các loài hoa, dù là chúng nở sắc khoe hương để tô đẹp cho cuộc đời nhưng chúng không hề khoe khoang.
Làm người, chúng ta nên trọng đức khiêm tốn, biết nhẫn nhường người khác, dù bạn thông minh hiểu chuyện đến đâu hay bạn có tài ba đến đâu, bạn cũng nên đặt mình ở dưới mọi người, có như vậy mới được người khác kính trọng và yêu mến thật sự. Kiến thức không bao giờ là một con số có hạn, bạn biết nhiều nhưng người khác còn biết nhiều hơn, do vậy, đừng bao giờ tự nghĩ bản thân mình là giỏi để rồi bắt buộc người khác nghe theo ý kiến của mình.
Khoe khoang là tảng đá cản trở sự thành công của bạn
Có một câu chuyện kể rằng: Có một cậu bé mới lên 7 đã phải mồ coi cha mẹ, không nơi nương tựa, cậu phải lang thang khắp nơi đi xin ăn xin uống khắp cả ngày, một cậu bé chỉ mới 7 tuổi mà phải chịu cảnh bữa đói bữa no. Rồi khi mặt trời dần lặn xuống, cậu lại phải đi tìm một nơi để ngủ qua đêm, có đêm thì phải ngủ dưới gầm cầu, có đêm thì ngủ dưới gốc cây. Cuộc sống túng thiếu của cậu cứ trôi qua từng ngày, cho đến một đêm trời mưa bão rất to, cậu bé may mắn tìm được một ngôi chùa lớn, cậu bước vào trong và gặp Sư trụ trì rồi chia sẻ hoàn cảnh cơ cực của mình, thấy động lòng thương nên sư trụ trì đã nhận nuôi cậu. Kể từ ngày đó, cậu có cuộc sống đủ đầy hơn, ngày ngày cậu chăm chỉ làm các công việc trong chùa, không lâu sau cậu được sư trụ trì chia sẻ những điều trong kinh Phật và cậu lĩnh hội rất nhanh, chính vì thế mà các sư trong chùa luôn khen ngợi cậu. Tuy nhiên, việc này lại khiến cậu hình thành một thói quen xấu, mỗi khi cậu học được điều gì mới, cậu luôn khoe khoang với người khác, cậu luôn muốn mọi người đồng ý với quan điểm của mình. Bạn hãy nghĩ xem, một cậu bé còn quá nhỏ tuổi mà lại có thái độ, hành vi như thế thì có được người lớn yêu thương và chỉ dạy hay không? Sư thầy nhận ra được điều này nên đã dạy dỗ cậu một cách nhẹ nhàng nhưng thấm thía, khiến cậu bé tự nhận ra lỗi và sửa chữa sai lầm của mình.
Tài đức của một người luôn có trời đất thiên nhiên chứng giám. Hãy thử nghĩ xem, bạn vào công ty mà luôn thể hiện bản thân mình giỏi giang trước mặt sếp thì bạn có được sếp tôn trọng và công nhận tài năng của bạn hay không? Hay thứ bạn nhận được chỉ là một thái độ không quan tâm, không giúp đỡ từ cấp trên của mình? Rất nhiều người thường mắc phải lỗi sai và hành động như thế, hầu hết chúng ta khi mới bắt đầu tiếp cận với vấn đề mới, chúng ta đều chưa hiểu rõ mọi thứ nhưng chúng ta lại bị ảo giác rằng vấn đề đó rất dễ, và như thế chúng ta càng ngạo nghễ trước mặt mọi người. Nhưng chúng ta quên rằng, chúng ta chỉ mới ở vạch xuất phát, chúng ta chỉ là đang đứng trên tảng băng để đo lường độ lớn của tảng băng, và kết quả dĩ nhiên là không chính xác. Do vậy, thay vì tỏ ra mình biết mọi thứ, bạn hãy khiêm tốn và nhã nhặn, tận tình học hỏi từ mọi người. Bằng cách này, bạn vừa mở rộng được tầm mắt của mình, vừa nhận được sự đánh giá cao từ sếp và đồng nghiệp về tinh thần học hỏi, như vậy không phải là tốt hơn cho bạn hay sao!?
Buông bỏ cái tôi để mở khóa thành công
Bạn đã từng nghe qua câu “núi này cao còn có núi khác cao hơn”? Câu nói này luôn đúng trong mọi hoàn cảnh. Là con người, kiến thức và hiểu biết của chúng ta luôn có giới hạn. So với kho tàng tri thức của nhân loại, những gì chúng ta biết được, học được chỉ là một hạt cát trên sa mạc bao la. Do vậy, trong cuộc tranh luận, bạn đừng nên đặt cái tôi của mình lên hàng đầu, chính cái tôi sẽ giết chết hình ảnh của bạn trong mắt người đối diện, bạn sẽ không bao giờ có được cơ hội để chạm đến hai chữ “thành công”.
Nói thì nghe quá dễ dàng, nhưng có mấy ai làm được như thế. Cái tôi cũng giống như bản năng, kêu chúng ta thay đổi bản năng thì đúng là “khó hơn lên trời”. Tuy nhiên, không gì là không thể, chỉ cần bạn bao dung, từ bi thì bạn sẽ kiểm soát được cái tôi của mình, không để chúng ngự trị trong tâm bạn, giúp tâm bạn thuần khiết và trong lành hơn.
Thành công hay không là do bạn lựa chọn
Trên đời này, ai không muốn thành công, nhưng có bao nhiêu người đã đạt được thành công như mong đợi. Bạn đừng thần tượng hóa một ai đó quá vì họ đã thành công. Thành công không quá khó, nó là do bạn chọn lựa và hành động. Nhưng trước khi bạn làm mọi thứ cho thành công của mình, bạn hãy học hỏi từ người khác, đây là con đường ngắn và nhanh nhất để bạn tiến bước trong tương lai.
Học hỏi từ người khác, bạn có thể học bí quyết kinh doanh của họ, học bí quyết bán hàng của họ,…nhưng quan trọng nhất, bạn cần học “bí quyết kiềm chế cái tôi và tính ngạo mạn” từ những người đã thành công. Vì hai thứ trên chính là tảng đá lớn làm bạn không thể vươn tiến, bạn cần gạt bỏ chúng ngay lập tức để con đường thành công của bạn trở nên dễ đi hơn và thuận lợi hơn.