Cuộc đời đức Phật Thích Ca từ lúc sinh ra đến lúc quyết định đi tu
Chúng ta là những người học Phật, chúng ta nghe nhắc rất nhiều về Đức Phật Thích Ca. Ngài là một người có tấm lòng từ bi, cứu độ chúng sinh muôn loài. Nhưng mấy ai trong chúng ta hiểu rõ về cuộc đời của Ngài? Chính vì thế, hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cuộc đời của Đức Phật, tìm hiểu về con đường tu tập để đạt đến sự giác ngộ của Ngài. Qua bài viết này, phần nào chúng ta cũng hiểu rõ hơn về Đức Phật, chúng ta sẽ biết được cách tu tập, biết từ bỏ để giải thoát, biết sống chan hòa từ bi và biết tìm đến chốn bình yên giữa cuộc đời này.
Từ giấc mơ kỳ lạ đến sự xuất hiện của Đức Phật khi còn ở trần gian
Đức Phật Thích Ca nguyên là một vị hoàng thái tử, sinh vào năm 624 trước công nguyên ở nước Ca Tì La Vệ. Cha của Ngài là Đức vua Tịnh Phạn, mẹ là hoàng hậu Ma-da. Lịch sử kể rằng, vua Tịnh Phạn có hai người vợ là hoàng hậu Ma-da và em ruột của Hoàng hậu. Đức vua và hoàng hậu Ma-da luôn mong chờ có con để có thể nối ngôi vua, nhưng thời gian rất lâu thì vua và hoàng hậu vẫn chưa có con. Thế là họ phát tâm làm từ thiện khắp nơi, cứu giúp dân nghèo, giúp đỡ người khó khăn,….Một hôm nọ, sau khi vua và hoàng hậu làm từ thiện xong, hoàng hậu vào trong nằm nghỉ một lúc. Ngay lúc đó, một giấc mơ kỳ lạ đến với hoàng hậu. Bà mơ thấy có một con voi trắng tinh, từ trên trời cưỡi mây bay xuống, có 6 chiếc ngà và vòi thì giữ một cành hoa sen rất đẹp, chú voi này chui vào bụng của bà, cùng với đó là hoàng hậu ngửi thấy một mùi hương thoang thoảng khắp nơi, thế là hoàng hậu tỉnh giấc và đem giấc mơ ấy kể cho vua Tịnh Phạn nghe. Vua cũng thấy có sự kỳ lạ trong giấc mơ nên liền mời các nhà tiên đoán đến, họ nói rằng hoàng hậu sẽ thọ thai một hoàng tử đặc biệt – đó chính là Đức Phật sau này.
Trong xã hội Ấn Độ ngày xưa thường có một tục lệ. Khi người phụ nữ lấy chồng và gần đến lỳ sinh con, họ phải về nhà cha mẹ đẻ một thời gian để sinh nở, để chăm sóc cho cứng cáp rồi mới về nhà chồng. Và Hoàng hậu cũng như thế, gần đến ngày sinh, bà cũng về nhà cha mẹ ruột. Khi đang trên đường từ kinh đô Ca Tì La Vệ trở về nhà mẹ để sinh con, khi đi đến một khu rừng thì bà bỗng trở dạ và hạ sinh thải tử tử. Nhưng một điều đặc biệt nữa khi hoàng tử sinh ra đời, đó chính là tiếng chim hót líu lo, mây trời trong xanh, nắng chan hòa, gió nhè nhẹ như đang chào đón sự ra đời của thái tử. Trong kinh kể lại rằng, khi vừa được sinh ra đời, Thái tử liền bước đi bảy bước, đến bước thứ bảy, thái tử đứng lại và một tay giơ lên chỉ trời, một tay hạ xuống chỉ đất và cất lên một câu nói rất lạ “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”. Sau khi thái tử dứt lời, các cung phi liền bế thái tử và rước về cung. Đến đây, chắc hẳn chúng ta cũng nhận thấy điều kỳ lạ, tại sao một em bé khi vừa được sinh ra lại có thể bước đi, tại sao em bé lại có hành động chỉ tay và nói một câu như thế, và ý nghĩa của câu nói ấy là gì? Qủa thật là rất nhiều dấu chấm hỏi được đặt ở đây và đang cần nhiều lời giải đáp.
Ngay khi đức vua biết được chuyện lỳ lạ của thái tử, đức vua liền mời các nhà tiên tri tiên đoán đến để xem tướng thái tử. Có một vị tiên tri đến và vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy thái tử, thái tử có đủ 32 tướng tốt, có nước da trắng vàng, vẻ đẹp rất khác lạ và vị này liền tâu với đức vua rằng: “Bệ hạ sinh được một hoàng thái tử đặc biệt, đây sẽ là bậc vĩ nhân Con người này nếu sống đời tại gia thì sẽ là bậc luân chuyển trị vì hết bốn cả châu thiên hạ, còn nếu người này xuất gia thì sẽ tu hành thành Phật cứu độ tất cả chúng sinh”. Ngay sau câu nói này, vị tiên tri liền cười rất hạnh phúc và sau đó thì khóc, thấy lỳ lạ, đức vua liền hỏi và vị tiên tri nói rằng, ông cười vì ông vui cho đất nước mình có được một vị hoàng thái tử anh minh, còn ông khóc là bởi vì ông đã quá già, sắp tới đây ông sẽ phải rời khỏi cuộc đời và tất nhiên sẽ không nhận được sự giáo dục của thái tử. Đến đây chúng ta có thể thấy, Đức Phật ngay từ lúc được sinh ra đời đã đem đến bao nhiêu niềm hạnh phúc, vui sướng cho mọi người, cho đất nước. Đất nước Ấn Độ giờ đây có được một vị hoàng thái tử tốt, biết lo cho dân, biết sống vì mọi người và biết đến con đường tu tập để cứu chúng sinh muôn loài thoát khỏi kiếp luận hồi nhiều đau khổ.
Sự lo lắng của Đức vua trước lời tiên tri của một bậc đạo sĩ
Rõ ràng chúng ta thấy, Đức Phật được các nhà tiên tri tiên đoán đây là một con người anh minh, vĩ đại và đặc biệt nhất thế gian này. Nhưng tại sao đức vua Tịnh Phạn lại lo lắng trước lời tiên đó đó. Là bởi vì có một vị tiên tri chắc chắn khẳng định rằng hoàng thái tử lớn lên sẽ đi tu chứ không ở trần gian. Điều này khiến đức vua vô cùng lo lắng, lo vì không có người nối ngôi, lo vì sợ cuộc sống sau này của hoàng thái tử lại khổ cực trong khi đường đường là một người nối ngôi vua của một nước.
Thế là để ngăn cản điều đó trở thành sự thật, vua Tịnh Phạn đã xây hẳn 3 cung điện cho hoàng thái tử. Cung điện mùa nắng thì trồng hoa sen hồng, cung điện mùa mưa thì trồng hoa sen đỏ còn cung điện mùa đông thì trồng hoa sen trắng. Tất cả các cung điện đều được bày trí rất đẹp, đầy đủ tiện nghi không thiếu bất kỳ thứ gì. Mục đích của việc này là nhằm tránh để thái tử thấy được sự khó khăn túng thiếu của trần gian, nhằm tránh để thái tử quyết định đi tu thay vì ở đây và nối vị của mình. Sau đó, vua Tịnh Phạn liền đặt tên cho Thái tử là Tất Đạt Đa với ý nghĩa là thái tử sẽ đạt được tất cả những mong muốn của mình.
Biểu hiện của một con người khác thường khi càng lớn lên
Thái tử càng lớn càng đặc biệt, tất cả những cái đẹp, cái tinh tú trong con người của Ngài càng phát lộ ra. Thái tử được ăn học rất chu đáo, được dạy văn võ song toàn. Trí tuệ của Ngài thì có thể nói là không ai bằng. Một con người tài đức như thế thì lẽ ra phải rất mạnh mẽ! Nhưng hoàn toàn trái ngược lại, thái tử là một người có tâm hồn rất nhạy cảm, rất từ bi, thương người. Với cương vị là thái tử, nhưng ngài chưa bao giờ bắt nạt hay dùng quyền uy của mình để la mắng người hầu kẻ ở trong cung của mình, ngài rất nhân từ, đối xử hiền lành với tất cả mọi người. Không những đối xử tốt với con người, Ngài cũng rất yêu thương động vật, ngay cả một con chó bị thương, ngài cũng tận tình giúp đơn, băng vết thương và bế chúng lên, nâng niu và chăm sóc chúng. Mọi người xung quanh đều cảm nhận được tình thương người của thái tử, cảm nhận được sự nhân ái và một nhân cách rất đặc biệt của vị thái tử này.
Thái tử được lớn lên trong một môi trường rất tốt, bước chân chưa bao giờ phải đụng đến đất, mỗi bước đi đều được trải thảm, mọi thứ xung quanh thái tử đều là những thứ tốt. Vua Tịnh Phạn còn ra lệnh rằng, tất cả những ai trong cung mà có biểu hiện già nua, yếu ớt, bênh tật thì đều phải ra cung. Đây không phải là sự đối xử bất công của Vua Tịnh Phạn đối với người yếu, mà tất cả chỉ vì vua muốn bảo vệ Thái tử khỏi những cái chưa hạnh phúc của cuộc đời này, vua không muốn Thái tử phải nhìn thấy những cảnh đau khổ, chết chốc của trần gian. Vua muốn chặn hết tất cả những tư tưởng của thái tử, không để thái tử có cơ hội nảy sinh ra ý định đi tu.
Tuy nhiên, tâm lý của một người trẻ cung giống như chúng ta. Thái tử cũng muốn khám phá cuộc sống bên ngoài cung là như thế nào, muốn biết bên ngoài có vui vẻ, mọi thứ có tốt đẹp như trong cung hay không. Thế là thái tử quyết định trốn ra ngoài cung để khám phá bên ngoài. Trong những lần khám phá này đã khiến cho thái tử nhận ra được nhiều điều trong cuộc sống và ý định đi tu cũng xuất phát từ khi đó.
Những lần khám phá thế giới bên ngoài đến quyết định đi tu để giải thoát.
Trong lần đầu tiên trốn ra ngoài cung đi chơi, thái tử vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy một ông lão già nua, lưng cong, da nhăn nheo, tóc bạc phơ, râu trắng tinh và chống dậy đi lượm thượm. Một hình ảnh già nua như thế chưa bao giờ thái tử được thấy trong cung, trong cung toàn là những người khỏe mạnh, vẻ ngoài xinh đẹp, tràn đầy sức sống. Thế là thái tử mới hỏi người đi cùng với mình, hỏi rằng sau này thái tử có phải già như vậy không. Người đi cùng vô tư trả lời rằng, sau này mọi người đều như thế, vẫn phải già nua như thế. Nghe xong câu trả lời, thái từ trầm tư suy nghĩ và quyết định trở về cung, không đi chơi nữa.
Sau một tuần, thái tử lại trốn đi chơi một lần nữa. Sau khi đi rong ruổi một hồi lâu thì nhìn bên đường, thái tử thấy một người bệnh nằm, máu me xung quanh, người thì ho sụt sùi. Thái tử cũng thấy ngạc nhiên vì chưa bao giờ thái tử bắt gặp cảnh này ở trong cung. Thế là thái tử liền hỏi người đi cùng, người này trả lời rằng đây là người bị bệnh, chắc là bà ấy đã bị bệnh lâu rồi nên mới yếu như vậy. Thái tử cũng chưa hiểu bệnh là gì, người đi cùng liền giải thích, bệnh là một giai đoạn mà mọi người đều trải qua, khi cơ thể già yếu thì tự nhiên sẽ sinh ra bệnh, các chức năng của cơ thế đều yếu đi, ai rồi cũng sẽ bị bệnh, bệnh rất đau đơn và khó chịu. Nghe xong câu trả lời, thái tử không hỏi tiếp câu nào và ngồi im lặng, không muốn đi chơi nữa mà quay trở về cung.
Trở về cung và trầm tư suy nghĩ, nhưng sau đó một tuần thì thái tử lại trốn đi chơi tiếp. Lần này ngài khám phá cửa thành phía nam. Trên đường đi thì thái tử nhìn thấy xa xa có một nhóm người có cả tiếng khóc. Sự tò mò bắt đầu trỗi dây, thái tử liền đi đến gần thì thấy có khoảng 4 5 người ngồi xung quanh, một người thì nằm và phủ khăn trắng trên người. Thái tử cũng rất ngạc nhiên và liền hỏi người đi cùng, người này trả lời rằng đây là một đám tang, người ta sẽ mang người nằm đó đi thiêu. Nghe đến đây, thái tử liền quyết định đi theo họ xem thế nào, đến nơi, mọi người lấy chiếc khăn trắng ra thì thái tử mới nhìn thấy xác chết. Người đi cùng liền giải thích xác chết nghĩa là người đó không sống nữa, không thể ăn, uống, vui chơi, động đậy, xác này vài hôm nữa sẽ thối và phải vứt đi. Thái tử liền hỏi rằng sau này mình có chết như vậy không, người đi cùng liền trả lời thái từ cũng phải chết, chết là bỏ đi mọi thứ, bỏ cha mẹ, anh em, bỏ cả ngai vàng và tài sản, thái tử không thể mang theo bất kỳ thứ gì đâu. Nghe đến đây, thái tử cũng tragam tư suy nghĩ về cuộc đời, nhận ra rằng cuộc đời không sung sướng như lúc mình ở trong cung, con người ai cũng trải qua sự đau khổ, sinh ra rồi già đi, rồi bệnh tật và chết đi…
Sau khi trở về cung, ngài luôn trầm tư suy nghĩ, ngài không vui như trước mặc dù trong cũng các cung nữ vẫn cứ hát ca, múa nhảy. Đức vua thấy lạ, tại sao thái tử lúc nào cũng buồn buồn, không vui vẻ như những ngày trước. Đức vua ra sức cho tổ chức tiệc tùng trong cung như thái tử cũng không vui, vẫn trâm tư, nét mặt buồn buồn nghĩ về kiếp người ở trần gian này. Sau đó, thái tử lại trốn ra ngoài cung thêm lần nữa. Trong lần này, thái tử nhìn thấy có một vị tu sĩ, mặc áo vàng đang ngồi dưới gốc cây. Thế là thái tử liền đến và hỏi chuyện, vị tu sẽ cũng thoải mái trả lời từng câu hỏi của thái tử, ông nói rằng ông đi tu để vứt bỏ hết phiền não của cuộc đời này, để trong tâm cảm thấy thanh thản, mong cầu giải thoát đau khổ, mong muốn giúp cho mọi người thoát khỏi kiếp đau khổ của cuộc đời này. Nghe đến đây, như có một thứ gì đó chạm đến tim của thái tử, nó giống như một thứ gì đó chạm đến niềm ấp ủ của thái tử từ tiền kiếp và thái tử quyết định đây sẽ là con đường tiếp theo mà thái tử sẽ đi!
Thái tử Tất Đạt Đa từ đó mà quyết định đi tu để giải thoát đau khổ trong cuộc đời này, mong muốn cứu giúp chúng sinh muôn loài, giúp họ bớt đau khổ và tìm đến chốn hạnh phúc, an lạc và bình yên.