Ngũ dục là gốc rễ của khổ đau
Trong cuộc sống của con người, có thể nói không thứ gì lôi cuốn bằng sắc đẹp, tiền tài, ăn uống và ngủ nghỉ. Năm món dục lạc này này trong cho nhà Phật gọi là ngũ dục. Trên đời này dù là người thế gian hay người tu theo pháp xuất thế gian thì ngũ dục cũng là một chướng ngại lớn trong đời sống cũng như trên bước đường hành đạo.
Ngũ dục có thể là phước nhưng cũng có thể là họa.
Đối với người đời, nếu quá mê đắm trong ngũ dục mà không lượng được sức mình thì nhất định trước sau gì cũng rước họa vào thân. Bởi với người đời, tiền bạc ai mà không tham, danh vọng địa vị ai mà không muốn, ăn ngon mặc đẹp, chăn êm nệm ấm,…tất cả những thứ đó đều rất hấp dẫn. Khi con người chúng ta chưa có những thứ đó, chúng ta thường dốc hết sức để đi tìm. Nhưng khi có rồi thì con người lại tham ô đắm chìm trong đó. Khi bị cuốn vào vòng xoáy của ngũ dục, con người hoàn toàn không có lối ra. Chúng ta luẩn quẩn một đời đi tìm kiếm cửa vào và cửa ra cho ngũ dục, để rồi khổ đau bất hạnh lại tiếp tục xoay vòng khổ đau bất hạnh, chúng ta khó mà thoát ra được.
Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu một cách đúng đắn về ngũ dục. Ngũ dục là quả phước riêng của con người, không phải bất kỳ ai muốn có tiền tài, danh vọng, vợ đẹp, con ngoan thì cũng đều có được, nếu không có phước đức, không có một lối sống lành mạnh thì dù chúng ta có muốn thì muôn đời vẫn không có được. Nếu chúng ta cố gắng để có được ngũ dục cho bằng được thì không khéo chúng ta lại vướng vào con đường phạm pháp. Nhưng nếu ngũ dục này là do phước đức kiếp trước của ta tạo nên mà kiếp này ta không lo tu hành, cứ đấm chìm trong đó mà thụ hưởng thì ngũ dục mà ta có được trong kiếp này chính là con đường đưa ta đến diệt vong.
Đức Phật từng dạy chúng ta rằng, nếu chúng ta cố gắng giữ gìn một giới một cách nghiêm túc, đồng thời siêng làm lành thì tương lai chúng ta sẽ được sinh ra từ những đóa sen thức bảo ở thế giới tây phương cực lạc – một nơi mà thế giới hoàn toàn thuần khiết, không có ngũ dục, không có những thứ khiến tâm chúng ta bị đảo loạn, không có những điều khiến chúng ta phải sân si. Tuy nhiên, thật khó để một người có thể giữ gìn một giới một cách nghiêm túc hoàn toàn, mặc dù trong tâm chúng ta luôn muốn giữ giới nhưng sự thật thì chúng ta chỉ giữ gìn được một nửa, một nửa còn lại dù chúng ta có cố cách mấy cũng không đạt được. Vậy thì nguyên nhân là do đâu mà khiến con đường tu tập của chúng ta trở nên khó khăn như vậy?
Sức cám dỗ của ngũ dục khiến con đường tu tập trở nên khó khăn.
Chính ngũ dục đã thôi miên không biết bao nhiêu người vào vòng xoáy của cuộc đời. Bản năng lớn mạnh nhất của con người bao gồm có tham dục, chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn dục vọng ra khỏi tâm hồn của chúng ta. Vì chúng ta đang sống trong cõi dục vọng, mà mỗi chúng ta lại là một hạt giống của ngũ dục. Như là một quy luật của tự nhiên, một hạt giống dục được sinh sôi nảy nở trong môi trường dục thì nó sẽ đâm chòi nảy nở như thế nào. Sự cộng hưởng giữ thân tâm và môi trường khiến chúng ta khó có thể loại bỏ hoàn toàn ngũ dục, đây cũng là một điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, khi chúng ta đã là người con Phật, chúng ta quyết tâm làm theo lời Phật dạy thì đòi hỏi mỗi chúng ta phải cố gắng tự chuyển hóa bản thân mình, kiềm chế đến mức thấp nhất ngũ dục. Khi đó, những hạt giống mà chùng ta gieo trên cuộc đời này sẽ không còn là một hạt giống dục vọng với sự tăng trưởng không kiểm soát được mà sẽ là hạt giống bồ đề, lớn lên từng ngày một cách nhẹ nhàng nhưng bền vững. Tuy nhiên, để chuyển hóa được thành hạt giống bồ đề thì chúng ta phải thay đổi hoàn toàn nhận thức, thay đổi hoàn toàn cách sống sao cho phù hợp với đạo lý Đức Phật dạy.
Trong năm món dục thì sắc dục đứng hàng đầu, chính vì thế mà Việt Nam thường có câu “anh hùng không qua ải mỹ nhân”. Chính sự lợi hại khôn lường của sắc đẹp mà trong những cuộc chiến tranh thời xưa, người ta thường dùng đến ải mỹ nhân để thôn tín địa bàn. Đã là con người phàm thì ai cũng đam mê sắc đẹp, mê ăn, mê ngủ,…Sự tham lam ngũ dục là không có đáy, nếu chúng ta không nhận thức ra được điều này thì mãi mãi chúng ta sẽ bị đắm chìm trong ngũ dục, chúng ta có thể dùng mọi thủ đoạt để tranh đoạt ngũ dục lẫn nhau dẫu chúng ta có thể biết rõ rằng việc làm này là phạm pháp. Vì một miếng ăn, chúng ta có thể hạ độc với người thân của mình; vì một người con gái đẹp, chúng ta có thể ra sức tranh giành và sẵn sàng giết hại đối thủ; vì một giấc ngủ ngon, chúng ta sẵn sàng quát mắng người đối diện khi họ vô ý làm ồn. Chính ngũ dục sẽ khiến con người chúng ta trở nên ích kỷ, và cuối cùng là mọi khổ đau sẽ chuốt về phía mình.
Kiềm chế ngũ dục là cách để hạn chế sự khổ đau.
Là một người tu tập, chúng ta nên nhận ra được điều này sớm hơn. Thay vì chúng ta có vợ đẹp bằng cách hại đối thủ, thay vì chúng ta ăn có một bữa ăn ngon bằng cách bất chính, thay vì chúng ta có địa vị cao trong xã hội bằng sự hi sinh của người bên cạnh thì chúng ta nên bằng tự bản thân mình để đạt được nó, chia sẻ với người khác một chút sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều mối quan hệ tốt hơn. Sống trong một xã hội, chúng ta không chỉ có biết đến bản thân mình, nhất định sẽ có những lúc khó khăn mà chúng ta cần người chia sẻ, nhất định sẽ có những lúc chúng ta cần sự giúp đỡ của người khác. Do vậy, đừng nên vì ngũ dục mà giết hại đi chính những mối quan hệ bên cạnh mình, đừng vì ngũ dục mà khiến bạn trở nên đau khổ hơn. Bạn xứng đáng có được hạnh phúc nếu bạn kiềm chế được năm món dục trong bản thân mình.